Giai đoạn 3 năm đầu đời là giai đoạn hoàn thiện về não bộ, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ cần được xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và tăng cường các dưỡng chất thiết yếu theo từng giai đoạn tăng trưởng một cách khoa học để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Và ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng thay đổi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ để nắm bắt tình trạng hiện tại và có sự điều chỉnh phù hợp.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?
Ngoài việc cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ để tầm soát sớm những vấn đề dinh dưỡng có thể cản trở sự phát triển của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi có 4 dấu hiệu dưới đây:
-
Trẻ biếng ăn, da xanh xao, kém hấp thu, chậm lên cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân, béo phì,…
-
Khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa kéo dài không rõ nguyên nhân như: Táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, đầy hơi,…
-
Trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt, người lừ đừ, không chịu vận động,..
-
Trẻ có các biểu hiện thiếu vi chất như rụng tóc nhiều, chậm bò, chậm ngồi, ngủ hay giật mình, chậm mọc răng, đổ nhiều mồ hôi,…
Trẻ biếng ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo bố mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng
Lợi ích tuyệt vời khi trẻ được khám dinh dưỡng
Việc khám dinh dưỡng vô cùng quan trọng, nó giúp đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ hiện đang dư thừa hay thiếu hụt dưỡng chất gì, từ đó chuyên gia dinh dưỡng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
– Giúp cha mẹ hiểu đúng về nhu cầu dinh dưỡng của con theo từng giai đoạn và chế độ ăn uống khoa học.
– Phát hiện và cải thiện sớm những bệnh lý liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như: thấp còi, chậm tăng cân, thừa cân, béo phì, thiếu vi chất, hội chứng kém hấp thu,…
– Được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, xây dựng chế độ ăn uống khoa học bổ sung những chất cần thiết, xây dựng lối sống lành mạnh phù hợp với thể trạng của trẻ.
Bài Viết Liên Quan: